Luật an ninh mạng bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người dân, tổ chức trên không gian mạng như thế nào?

Luật An ninh mạng chỉ cho phép cơ quan chức năng điều tra, làm rõ chủ thể nguồn thông tin xấu độc khi cần thiết mà thôi. Tuy nhiên, đối với những kẻ đã và đang có những âm mưu, kế hoạch lợi dụng internet, mạng xã hội để chống lại Nhà nước Việt Nam hoặc làm tổn thương đến công dân, thì Luật An ninh mạng là một chế tài nghiêm khắc. Như vậy, đối với mọi người, hoàn toàn không có chuyện Luật An ninh mạng "xâm phạm quyền riêng tư"; "xâm phạm quyền tự do ngôn luận"; "cướp đi quyền sử dụng internet của người dân" như có kẻ đang xuyên tạc, phủ nhận mà ngược lại, Luật An ninh mạng là phương tiện, công cụ pháp lý bảo vệ cá nhân, tổ chức, cơ quan, đơn vị doanh nghiệp hoạt động đúng pháp luật trên không gian mạng khi bị tấn công. 
Về vấn đề này, Tiến sỹ Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế phân tích, “Luật An ninh mạng của chúng ta là không hạn chế quyền tự do mà ngược lại khuyến khích trao đổi thông tin và các quyền hợp pháp trên không gian mạng. Đạo luật này giúp bảo vệ cá nhân, tổ chức, người tiêu dùng, bảo vệ các doanh nghiệp, chống lại các cuộc tấn công mạng ; chống lại việc lợi dụng mạng để tuyên truyền, nói xấu, gây nhiễu và các hoạt động khủng bố trên mạng”. Ví dụ như hệ thống Ngân hàng, nếu không có Luật ANM để bảo vệ thì các haker dễ dàng tấn công phá sập hệ thống mạng điện tử ngân hàng. Điều này là rất nguy hiểm. Hay là một doanh nghiệp cũng như vậy, anh bị hacker tấn công ăn trộm dữ liệu hoặc gây tổn hại đến các hợp đồng điện tử của công ty, giả chữ ký của lãnh đạo…Vì vậy , Luật ANM sẽ bảo đảm an ninh an toàn cho các giao dịch trên mạng cho doanh nghiệp, người dân. Có Luật ANM ta cũng tránh được các hoạt động gây nhiễu, thậm chí là ngăn ngừa các bài viết nói xấu, bôi nhọ, xuyên tạc một doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên mạng theo kiểu vu không. Ví dụ như hàng đang tốt bảo xấu, đưa các bài viết không đúng sự thật lên để gây nhiễu, lôi kéo đám đông phản ứng. Thậm chí là tung các tin chứng khoán đổ vỡ, doanh nghiệp lừa đảo…rất nguy hiểm. Luật An ninh mạng cho phép xử lý các tình huống đó.
Bất kỳ một đạo Luật nào được xây dựng, ban hành đều nhằm mục đích là điều chỉnh các hành vi xã hội, bảo vệ mọi công dân. Luật An ninh mạng ra đời không nằm ngoài mục đích này, chỉ đặc biệt hơn là bảo vệ an toàn cho cá nhân, tổ chức, rộng hơn là một quốc gia trên môi trường “ẢO’ là không gian mạng nhưng hậu quả gây ra là thực. Luật sư Lê Ngọc Hà - Đoàn Luật sư Hà Nội phân tích: “Luật An ninh mạng quy định các hành vi bị cấm để mọi người biết các hoạt động nào được pháp luật bảo hộ, hoạt động nào bị cấm để người sử dụng mạng không mắc vào vi phạm. Các hành vi bị nghiêm cấm nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Mọi người đều phải chịu trách nhiệm trước các hành động, phát ngôn trên không gian mạng của mình nếu hành động, phát ngôn đó xâm phạm tới quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác. Vì vậy, muốn được pháp luật bảo vệ thì phải hiểu về luật và chấp hành đúng các quy định trong đạo luật”. Theo đánh giá của tôi, Luật An ninh mạng sẽ có ảnh hưởng theo chiều hướng tích cực tới số đông công dân, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam đang sử dụng mạng Internet vào nhiều mục đích khác nhau như kết nối, trao đổi thông tin, dữ liệu, vui chơi giải trí, giao dịch kinh doanh thương mại, cung cấp và sử dụng các dịch vụ gia tang trên mạng. Luật an ninh mạng có hiệu lực sẽ góp phần tạo ra không gian mạng an toàn, bảo mật thông tin cá nhân, ngăn chặn việc chia sẻ, phát tán thông tin xấu và xử lý kịp thời các thông tin bị nghiêm cấm để không gây phương hại đến ANQG, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Trước một đạo Luật được ban hành, nhất là với một đạo Luật mới và có tính chất đặc biệt, nhạy cảm như Luật An ninh mạng thì việc có nhiều ý kiến trái chiều là khó tránh. Ví dụ, là có những lời đồn đoán, lo ngại vấn đề lạm quyền của lực lượng chức năng khi Luật An ninh mạng được thông qua và sẽ có hiệu lực thời gian tới đây. Tuy nhiên, theo PGSTS Luật học  Đỗ Cảnh Thìn -chuyên gia về tội phạm học  thì  “đây là nội dung mà nhiều người không hiểu, không đọc kỹ luật và các thế lực thù địch lợi dụng sự thiếu hiểu biết này để kích động, gây hoang mang dư luận, đó là hành vi phá hoại, có dụng ý xấu. Thực tế, về vấn đề này, tinh thần của Luật An ninh mạng đã nêu rõ: “Cơ quan chuyên trách an ninh mạng chỉ giám sát hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng. Bên cạnh đó, luật An ninh mạng cũng có quy định trường hợp nếu người thực thi công vụ về an ninh mạng lạm dụng quyền hạn, xâm phạm quyền của cá nhân, tổ chức thì cũng bị xử lý nghiêm. Vì thế chắc chắn không có lạm quyền ở đây".
PGS.TS Luật học  Đỗ Cảnh Thìn -chuyên gia về tội phạm học còn  phân tích: “Luật An ninh mạng đã quy định rõ chỉ trong trường hợp phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng mới được quyền yêu cầu cung cấp thông tin người dùng. Hiện nay, có nhiều thông tin trên mạng internet cho rằng, Luật An ninh mạng yêu cầu doanh nghiệp phải cung cấp toàn bộ thông tin người dùng như thông tin cá nhân, thông tin riêng tư cho cơ quan chức năng là không chính xác”./.
  Đình Tú

Nhận xét

Bài đăng phổ biến